CHƯƠNG 1: ÐẠI CƯƠNG
I. Giới thiệu môn học:
Các khái niệm
- Dược lý học (Pharmacology) là môn học nghiên cứu về nguyên lý và những qui luật tác dộng lẫn nhau giữa thuốc và cơ thể sinh vật trong đó chia thành hai phần:
-
Dược động học (Pharmacokinetics) nghiên cứu
về
tác động của cơ thể đối với thuốc hay nghiên cứu về
số
phận
của
thuốc trong cơ thể qua các quá trình hấp
thu, phân bố chuyển hóa và đào thải.
-
Dược lực học (Pharmacodynamics) nghiên cứu
về
tác động của thuốc đối với cơ thể về mặt tính chất cường
độ
và thời gian.
-
Thuốc là những chất (có nguồn gốc
tự
nhiên, tổng hợp hay bán tổng hợp)
khi được đưa vào cơ thể sinh vật sẽ có tác động làm thay đổi chức
năng
của
cơ
thể.
Sự
thay đổi này có thể là hữu ích như trong điều trị hoặc có thể gây tác hại như
trong trường hợp ngộ độc. Do đó ranh giới giữa
thức
ăn,
thuốc và chất độc thường không rõ rệt, phụ
thuộc nhiều yếu tố trong đó liều lượng là quan trọng
II. Dược động học
2.1. Sự hấp thu: là quá trình dược
phẩm
thấm
nhập
vào nội môi trường
2.1.1. Các phương cách vận chuyển
2.1.1.1.Vận chuyển thụ động (khuyếch tán)
- Chỉ
phụ
thuộc tính chất hóa lý của màng và thuốc
- Thuận
chiều gradien nồng độ
- Không
tốn
năng
lượng
Có 3 cách:
*
Qua lớp lipid của màng: thuờng
các chất tan trong li pid, không ion hóa (không phân cực)
dễ
qua hơn
*
Qua lỗ của màng: tùy thuộc đường
kính của lỗ và trọng lượng phân tử của
thuốc. Ðường kính này cũng thay đổi
tùy từng mô. Ví dụ: d mao mạch =40 A0
d nơi khác = 4 A0
*
Qua khe các tế bào: khoảng cách giữa
các khe cũng thay đổi tùy mô Ví dụ: ở
mãch máu > ở ruột > ở mô thần kinh
2.1.1.2. Vận chuyển chủ động (tích cực)
- Cần
có chất chuyên chở (chất mang)
- Vận
chuyển ngược chiều gradien nồng độ
- Cần
cung cấp năng lượng
2.1.2. Các đường cấp thuốc thường dùng trong thú y
2.1.2.1. Ðường uống (đường tiêu hóa, oral, per os, P.O)
Thuốc được hấp thu qua niêm mạc
dạ
dày, ruột non
Ưu điểm của đường cấp thuốc này là tiện lợi,
dễ
thực
hiện
và an toàn nhất.
Nhược điểm là sự hấp thu phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng của dạ dày ruột, thành phần thức
ăn.
Ở
đường
cấp
này thuốc có thể bị mất tác dụng do độ pH thấp của dịch vị và các enzym tiêu hóa có thể
phá hủy thuốc. Ðối với gia súc, việc cung cấp
thuốc bằng đường uống cần phải chú ý về liều
lượng
vì có thể sẽ không cung cấp đủ đặc biệt là trường hợp trộn vào thức ăn, nước uống. Thêm vào đó, đường
cấp
này không nên sử dụng đối với các thuốc có mùi vị
khó chịu, gây kích ứng, các thuốc có tính ion
hóa.
2.1.2.2. Ðường tiêm chích (đường
ngoại tiêu hóa, parenteral)
Thuốc khuếch tán thụ động
do chênh lệch nồng độ, d mao mạch lớn
nên nhiều phân tử thuốc qua được.
Ưu điểm của đường cấp này là thuốc được
hấp
thu nhanh và nhanh có tác động. Cấp thuốc bằng đường tiêm chích sẽ
giải
quyết được những hạn chế của đường uống.
Hạn chế của đường tiêm chích là đòi
hỏi
điều
kiện
vô trùng, người cấp thuốc phải có kỹ thuật. Thuốc dùng cho đường tiêm chích
thường
đắt
tiền,
kém an toàn và gây đau.
* Tiêm
dưới
da (subcutaneous injection, S.C)
Thuốc sẽ có tác dụng sau 30-60
phút, liều dùng thường chỉ bằng 1/3 liều uống
Nênb tránh dùng đường này cho cácthuốc có tính kích ứng, gây xót.
* Tiêm
bắp
(intramuscular, I.M)
Thuốc có tác dụng nhanh hơn
khoảng 10-30 phút, liều dùng bắng 1/2 liều uống
Có thể tiêm các thuốc mà đường tiêm dưới da gây đau
xót.
* Tiêm
tĩnh
mạch
(intravenous, I.V)
Ở đây
thuốc không phải được hấp thu nữa mà là thấu nhập
nhanh chóng và toàn vẹn vào hệ tuần hoàn chung, có tác dụng
sau 30 giây đến 5 phút, liều cấp bằng 1/2-1/4 liều uống.
Ðường
tiêm này thường áp dụng cho các trường hợp
cấp
cứu
hoặc
cần
thuốc có tác dụng tức thời.
Cần hết sức thận trọng khi dùng đường cấp
này, lưu ý sự đẳng trương, tốc độ cấp thuốc và tuyệt đối không sử dụng
các dung môi là các chất dầu, chất không tan.
* Tiêm
phúc mô (intraperitoneal, I.P)
Với bề
mặt
hấp
thu lớn cùng mạng lưới mao mạch phát triển của
phúc mô, thuốc được hấp thu nhanh chóng gần
bằng
đường
tiêm tĩnh mạch. Sử dụng đường cấp này cần chú ý tránh gây viêm nhiễm,
thủng
ruột,
bàng quang.
Ðường cấp này thường dùng khi cần cấp
một
lượng
lớn
thuốc trong thời gian ngắn mà đường
tiêm tĩnh mạch khó thực hiện.
0 Nhận xét