Đặc điểm phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan
Đặc điểm phát triển bào thai: Ngay sau khi thụ tinh, hợp tử đã bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng của tử cung làm chất dinh dưỡng cho mình. Ngày thứ 11 hợp tử đã cắm sâu vào sừng tử cung gọi là hiện tượng làm tổ ở sừng tử cung. Ngày thứ 18 nhau thai hình thành và có chức năng rõ rệt. Tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh. Kích thước và trọng lượng của bào thai heo phát triển và thay đổi như bảng dưới. Theo mức tăng của khối lượng, thành phần hoá học của bào thai cũng thay đổi theo tuổi thai.
Sự phát triển bào thai heo
Tuổi (ngày) | Chiều dài | Trọng lượng | ||
cm | % so 30 ngày | gam | % so 30 ngày | |
30 | 2,5 ±0,3 | 1,50 ±0,005 | ||
51 | 9,8 ±1,0 | 3,9 | 49,8 + 1,4 | 33,2 |
72 | 16,3 ± 2,0 | 6,5 | 220,5 ± 7,3 | 147,0 |
93 | 22,9 ± 2,0 | 9,2 | 616,9 ± 15,0 | 411,3 |
114 | 29,4 ± 8,6 | 11,8 | 1049,0 ±42,7 | 693,9 |
Thai càng lớn hàm lượng nước càng giảm, lượng vật chất khô tích luỹ càng tăng, lipid, protein tích luỹ tăng. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của heo mẹ sẽ tăng. Nhưng thực tế thì trong giai đoạn có chửa, nội tiết thay đổi dẫn tới quá trình trao đổi chất của heo mẹ thay đổi theo phương thức “đồng hoá chiếm ưu thế so với dị hoá”, nên nhu cầu dinh dưỡng của heo mẹ không đòi hỏi lớn. Quá trình phát triển bào thai heo chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn phôi thai: Từ ngày có chửa thứ 1 – 22, hình thành các mầm mống của các bộ phận cơ thể.
+ Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 – 38, giai đoạn này hình thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống, tính đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể.
Quá trình phát triển của bào thai heo
Tổ chức hình thành | Ngày có chửa |
Màng dạ con, ruột | 11-12 |
Màng đệm, tổ chức tim | 16 |
Tuyến tụy, phổi | 16,5 – 17,5 |
Cuống rốn, tĩnh mạch cửa | 20 |
Mũi, mắt, manh tràng, tổ chức xương cốt | 21 – 28 |
Lông, đa, nhau thai | 28 |
Tế bào máu, tim đã hoạt động | 30 |
Gan bắt đầu tích luỹ slycogen | 40 |
Protein huyết thanh đã được tổng hợp | 50 |
Hormon tuyến yên, tuyến giáp bắt đầu tiết | 50 |
Fibrinogen đã được tổng hợp | 90 |
Tinh hoàn đã xuống bìu | 95 |
+ Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 – 114, khối lượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xương được hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ.
Đặc điểm phát triển của các tổ chức có liên quan
Nhau thai, dịch ối, dịch niệu: Nhau thai quyết định trong việc trao đổi dinh dưỡng giữa thai và cơ thể mẹ, tham gia trao đổi bài tiết, là nơi dự trữ dinh dưỡng tạm thời để cung cấp cho thai khi cần thiết.
Dịch ối, dịch niệu có tác dụng bảo vệ thai, tránh các va chạm cơ giới cho thai, là kho dự trữ khoáng, là nơi chứa các sản phẩm trao đổi trung gian như ure, creatin…
Nhau thai, dịch ối, dịch niệu thay đổi theo thời gian
Tuổi thai (ngày) | Số thai | Nhau thai | Dịch ối, niệu | ||
(g) | % so 47 ngày | (g) | % so 47 ngày | ||
47 | 12 | 800 | 1350 | ||
63 | 11 | 2100 | 263 | 5050 | 374 |
81 | 11 | 2550 | 319 | 5650 | 419 |
96 | 10 | 2500 | 313 | 2250 | 167 |
102 | 10 | 2500 | 313 | 1250 | 93 |
108 | 9 | 2500 | 313 | 1890 | 140 |
Tử cung heo mẹ: Trong thời gian chửa, tử cung heo nái không ngừng tăng trưởng, để đảm bảo cho bào thai phát triến được bình thường.
Phát triển tử cung heo mẹ trong thời gian chửa
Tuổi thai (ngày) | Tử cung (g) | % so với 47 ngày |
47 | 1300 | |
63 | 2450 | 189 |
81 | 2600 | 200 |
96 | 3411 | 265 |
108 | 3770 | 290 |
Tử cung heo nái tích luỹ nhiều glycogen, tương ứng 13kg trọng lượng sơ sinh của heo con, có 2,5kg nhau thai, 2kg nước ối và tử cung heo mẹ phải tăng lên 3 – 4kg mới ôm chứa đủ bào thai .
Đối với heo Móng Cái, trọng lượng sơ sinh cả ổ 6930g, thì nhau thai 1195g, màng nhau 46g, dịch ối, dịch niệu là 406g.
Sự thay đổi cơ thể heo mẹ trong quá trình mang thai
Trong thời gian chửa heo mẹ không động dục, trao đổi cơ bản tăng, “quá trình đồng hóa chiếm ưu thế hơn so với dị hoá”.
Sự thay đổi cơ thể heo mẹ trong thời gian có chửa
Heo nái | FI (kg) | w, (kg) | w2 (kg) | Tăng (kg) | Sai khác |
Có chửa | 225 | 230 | 250 | 20 | 16 |
Không chửa | 224 | 231 | 235 | 4 | |
Có chửa | 418 | 230 | 284 | 54 | 15 |
Không chửa | 419 | 231 | 270 | 39 |
Trong đó: FI lượng thức ăn ăn vào, W là trọng lượng heo mẹ lúc bắt đầu có chửa, còn w2 là trọng lượng heo mẹ sau khi đẻ.
Qua bảng trên cho thấy mặc dù heo nái có chửa và không có chửa đều cho ăn như nhau, nhưng heo có chửa vẫn tăng trọng cao hơn heo không có chửa.
Tăng trọng hàng ngày của heo nái chửa
Ngày có chửa (ngày) | 0 – 30 | 30 – 60 | 60 – 90 | 90 – 114 |
Tăng trọng (g/ngày) | 647 | 622 | 456 | 408 |
Xương và cơ bẳp | 209 | 278 | 253 | 239 |
Mỡ dưới da | 162 | 122 | -23 | -69 |
Tử cung | 33 | 30 | 38 | 39 |
Bào thai, dịch ối, niệu | 62 | 148 | 156 | 217 |
Cơ thể mẹ và bào thai tăng nhanh theo thời gian chửa. Đặc biệt 60 ngày chửa đầu (trung bình 600 – 650g/ngày), sau đó giảm xuống (400 – 450g/ngày). Như vậy tăng trọng giai đoạn chửa đầu chủ yếu là tăng trọng cơ thể mẹ, còn tăng trọng giai đoạn cuối có chửa chủ yếu lại tăng trọng của bào thai và các tổ chức có liên quan. Do vậy dinh dưỡng đòi hỏi cung cấp cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa ngày càng cao, nhất là giai đoạn tháng chửa cuối, nhưng điều này mâu thuẩn với khả năng ăn được của heo mẹ. Vì vậy, để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái chửa tháng cuối, người chăn nuôi phải thu nhỏ dung tích của khẩu phần và chia nhỏ lượng thức ăn để cho heo mẹ ăn thêm bữa trong ngày. Những nghiên cứu gần đây cho biết nếu tăng lượng thức ăn cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa sẽ làm giảm khả năng ăn vào của heo mẹ trong giai đoạn nuôi con. Trong giai đoạn có chửa, có thể bị xảy ra 2 loại tai biến đối với heo mẹ:
+ Toàn bộ các thai bị chết, gây nên sảy thai.
+ Một phần thai bị chết, các thai khác tiếp tục phát triển. Trong trường hợp này các thai chết xen kẽ với các thai sống, chúng không bị đẩy ra mà có thể bị tiêu biến bởi thành tử cung (nếu bị chết sớm), thai bị khô (thai gỗ) và đẩy ra ngoài khi đẻ.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
+ Lượng hormon thiểu do số lượng thể vàng không đủ, (< 5 thể vàng);
+ Sự có mặt của heo con thừa nhiềm sắc thể;
+ Nguyên nhân bệnh lý (bệnh sẩy thai truyền nhiễm);
+ Dinh dưỡng thiểu hoặc kém cân bằng.
Nhau thai, dịch ối, dịch niệu thay đổi theo thời gian
Tuổi thai (ngày) | Số thai | Nhau thai | Dịch ối, niệu | ||
(g) | % so 47 ngày | (g) | % so 47 ngày | ||
47 | 12 | 800 | 1350 | ||
63 | 11 | 2100 | 263 | 5050 | 374 |
81 | 11 | 2550 | 319 | 5650 | 419 |
96 | 10 | 2500 | 313 | 2250 | 167 |
102 | 10 | 2500 | 313 | 1250 | 93 |
108 | 9 | 2500 | 313 | 1890 | 140 |
Tử cung heo mẹ: Trong thời gian chửa, tử cung heo nái không ngừng tăng trưởng, để đảm bảo cho bào thai phát triến được bình thường.
Phát triển tử cung heo mẹ trong thời gian chửa
Tuổi thai (ngày) | Tử cung (g) | % so với 47 ngày |
47 | 1300 | |
63 | 2450 | 189 |
81 | 2600 | 200 |
96 | 3411 | 265 |
108 | 3770 | 290 |
Tử cung heo nái tích luỹ nhiều glycogen, tương ứng 13kg trọng lượng sơ sinh của heo con, có 2,5kg nhau thai, 2kg nước ối và tử cung heo mẹ phải tăng lên 3 – 4kg mới ôm chứa đủ bào thai .
Đối với heo Móng Cái, trọng lượng sơ sinh cả ổ 6930g, thì nhau thai 1195g, màng nhau 46g, dịch ối, dịch niệu là 406g.
Sự thay đổi cơ thể heo mẹ trong quá trình mang thai
Trong thời gian chửa heo mẹ không động dục, trao đổi cơ bản tăng, “quá trình đồng hóa chiếm ưu thế hơn so với dị hoá”.
Sự thay đổi cơ thể heo mẹ trong thời gian có chửa
Heo nái | FI (kg) | w, (kg) | w2 (kg) | Tăng (kg) | Sai khác |
Có chửa | 225 | 230 | 250 | 20 | 16 |
Không chửa | 224 | 231 | 235 | 4 | |
Có chửa | 418 | 230 | 284 | 54 | 15 |
Không chửa | 419 | 231 | 270 | 39 |
Trong đó: FI lượng thức ăn ăn vào, W là trọng lượng heo mẹ lúc bắt đầu có chửa, còn w2 là trọng lượng heo mẹ sau khi đẻ.
Qua bảng trên cho thấy mặc dù heo nái có chửa và không có chửa đều cho ăn như nhau, nhưng heo có chửa vẫn tăng trọng cao hơn heo không có chửa.
Tăng trọng hàng ngày của heo nái chửa
Ngày có chửa (ngày) | 0 – 30 | 30 – 60 | 60 – 90 | 90 – 114 |
Tăng trọng (g/ngày) | 647 | 622 | 456 | 408 |
Xương và cơ bẳp | 209 | 278 | 253 | 239 |
Mỡ dưới da | 162 | 122 | -23 | -69 |
Tử cung | 33 | 30 | 38 | 39 |
Bào thai, dịch ối, niệu | 62 | 148 | 156 | 217 |
Cơ thể mẹ và bào thai tăng nhanh theo thời gian chửa. Đặc biệt 60 ngày chửa đầu (trung bình 600 – 650g/ngày), sau đó giảm xuống (400 – 450g/ngày). Như vậy tăng trọng giai đoạn chửa đầu chủ yếu là tăng trọng cơ thể mẹ, còn tăng trọng giai đoạn cuối có chửa chủ yếu lại tăng trọng của bào thai và các tổ chức có liên quan. Do vậy dinh dưỡng đòi hỏi cung cấp cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa ngày càng cao, nhất là giai đoạn tháng chửa cuối, nhưng điều này mâu thuẩn với khả năng ăn được của heo mẹ. Vì vậy, để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái chửa tháng cuối, người chăn nuôi phải thu nhỏ dung tích của khẩu phần và chia nhỏ lượng thức ăn để cho heo mẹ ăn thêm bữa trong ngày. Những nghiên cứu gần đây cho biết nếu tăng lượng thức ăn cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa sẽ làm giảm khả năng ăn vào của heo mẹ trong giai đoạn nuôi con. Trong giai đoạn có chửa, có thể bị xảy ra 2 loại tai biến đối với heo mẹ:
+ Toàn bộ các thai bị chết, gây nên sảy thai.
+ Một phần thai bị chết, các thai khác tiếp tục phát triển. Trong trường hợp này các thai chết xen kẽ với các thai sống, chúng không bị đẩy ra mà có thể bị tiêu biến bởi thành tử cung (nếu bị chết sớm), thai bị khô (thai gỗ) và đẩy ra ngoài khi đẻ.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
+ Lượng hormon thiểu do số lượng thể vàng không đủ, (< 5 thể vàng);
+ Sự có mặt của heo con thừa nhiềm sắc thể;
+ Nguyên nhân bệnh lý (bệnh sẩy thai truyền nhiễm);
+ Dinh dưỡng thiểu hoặc kém cân bằng.
Nguồn: Cây trồng vật nuôi
0 Nhận xét