Bài Viết Cho Bạn

6/recent/ticker-posts

Các nhân tố ảnh hưởng tới số con đẻ ra, lứa và trọng lượng sơ sinh của heo con

 


Những nhân tố ảnh hưởng tới số con đẻ ra/lứa:

Giống: Heo Móng Cái đẻ 10 – 15 con/lứa, Yorkshire 8 – 10 con/lứa.

Cá thể: Những nái đẻ lứa đầu ít (6 – 7 con), sẽ có số con đẻ ra/lứa ở những lứa sau ít hơn so với những nái đẻ lứa đầu nhiều con (10 – 12 con).

Kỹ thuật phối giống, tuổi heo mẹ: Nếu phối đúng thời điểm, chất lượng tinh và kỹ thuật phối tốt sẽ tăng số con đẻ ra/lứa.

So vú heo mẹ: Giữa so vú heo mẹ với số con đẻ ra/lứa có tương quan đương (r = 0,262). Do vậy khi chọn heo nái, nên chọn con có từ 12 vú trở lên.

Sự tiêu biến bào thai trong giai đoạn có chửa: Sự tiêu biến thai trong giai đoạn có chửa của heo phụ thuộc vào nhiều nhân tố:

Khoảng thời gian chết thai: Những nghiên cứu cho rằng 30 – 40% phôi bị tiêu biến mất giai đoạn đầu có chửa. Crombie (1970) chửng minh rằng dấu hiệu đầu tiên của phôi định vị ở tử cung là vào ngày thứ 13 sau khi phối, sự định vị và làm tổ được hoàn toàn là vào ngày thứ 24. Số phôi bị tiêu biến ở ngày 13-18 sau khi phối là 28,4% và ở ngày thứ 26 – 40 là 34,8%. Số phôi bị tiêu biến ở ngày thứ 13 là 41%, từ ngày 15- 25 sau khi phối là 29,9%.

+ Sự tiêu thai trong giai đoạn có chửa khoảng 30 – 40%;

+ Hầu hết các phôi bị chết chủ yếu ở ngày có chửa thứ 9-16;

+ Giai đoạn một từ ngày chửa thứ nhất đến ngày thứ 13 – 14 gắn phôi vào sừng tử cung (tiêu biến khoảng 25% số hợp tử);

Giai đoạn 2: từ tuần chửa thứ 3 – 5: hình thành các cơ quan chủ yếu và xuất hiện hình dáng của cơ thể, tiêu biến 5%.

Giai đoạn 3: Từ tuần chửa 5 đến lúc đẻ, mất 5% số thai.

Giai đoạn 4: Lúc đẻ mất 5% số heo con.

Vì vậy, nếu 100% số hợp tử hình thành thỉ tới lúc đẻ chỉ còn 60% số heo con. Do vậy, giai đoạn 9 – 13 ngày sau khi phối là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của phôi, vì giai đoạn này một số lượng lớn phôi bị tiêu biến.

+ Sự hao hụt liên quan tới sự rụng trứng: tỷ lệ phôi sống giảm đi 1,24% cho mỗi tế bào trứng rụng tăng.

+ Sự hao hụt cố hữu: Sự hao hụt này mang đặc tính của các phôi tử, khoảng 50% hao hụt ở giai đoạn blastocyst. Những gen có hại từ bố mẹ truyền cho hợp tử.

Sự hao hụt ảnh hưởng của con mẹ: Các hợp tử mới hình thành phải chịu sự biến đổi sinh hoá cần thiết và tiết dịch của tử cung. Sự vận chuyển của phôi nơi này đến nơi khác để tỉm nơi cư trú chi xảy ra trong vài giờ, và như vậy nó phải đối chọi với những hợp tử đã định vị nên làm giảm sức sổng. Mặt khác tổng số protein tử cung tiết tăng lên đạt đinh cao ở 15 ngày của chu kỳ động dục và giảm xuống ở 17 ngày. Nồng độ progesteron cao, trùng khớp với nồng độ tiết protein tử cung cao, sự tiết này có ảnh hưởng tới sự sống của phôi tử.

Ảnh hưởng của việc bổ sung hormon Steroid: Số phôi sống ở 55 ngày sau khi phối tăng cao một cách rõ rệt khi tiêm bổ sung từ đầu giai đoạn có chửa một liều thấp progesteron để đảm bảo cân bằng. Nhiều thực nghiệm khác cũng cho biết mối liên quan giữa nồng độ progesteron trong máu heo mẹ ở giai đoạn có chửa với tỷ lệ phôi chết là rất rõ rệt. Tiêm progesteron cho heo nái đầu giai đoạn chửa, nâng cao tỷ lệ sống của.

Ảnh hưởng của không gian tử cung: Sự biến đổi lớn về chiều dài và trọng lượng tử cung heo mẹ từ đầu giai đoạn chửa, nhưng không có sự liên quan giữa chiều dài sừng tử cung với số phôi tử sống. Tử cung chật hẹp không ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi sống ở giai đoạn đầu có chửa, nhưng khoảng rộng tử cung có thể hạn chế sức sống của phôi sau 25 ngày có chửa.

Ảnh hưởng của vi khuẩn: Sự nhiễm vi khuẩn ở tử cung có thể là nguyên nhân làm tiêu biến hợp tử. Có khoảng 50% số nái sinh sản và nái hậu bị đều có nhiễm vi khuẩn tử cung. Hai chủng vi khuẩn tìm thấy ở tử cung là E. coli và Staphylococus albus. Số con đẻ ra ít, giảm tỷ lệ thụ thai nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn. Khoảng 40% hợp tử tiêu biến do vi khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tử cung heo mẹ trong giai đoạn phối tinh, hoặc từ tinh dịch heo đực làm giảm tỷ lệ thụ thai, cho nên phải đảm bảo vệ sinh tốt khi lấy tinh, phối tinh là cần thiết.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức sống của phôi: Các loại thức ăn có ảnh hưởng đặc biệt là vitamin và khoáng, có thể gây nên tiêu biến cả lứa đẻ. Sự giao động lớn về mức và nguồn protein không thấy ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi chết. Các thực nghiệm về mức năng lượng ăn vào có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của phôi kể từ giai đoạn động dục tới phối tinh hoặc ngay sau khi phối. Dutt và Chaney (1968) sử dụng 3 mức ăn ở giai đoạn phối tinh là 4,1; 2,4 và 1,2 kg/ngày (ME là 51,2; 30,0 và 15,0 MJ), kết quả khi tăng mức ăn thì tỷ lệ phôi chết tăng lên ở nái hậu bị. Các nghiên cứu gần đây cho biết rằng khi tăng mức ăn trước khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa. Mức ăn cao trước động dục đã nâng cao số tế bào trứng rụng. Nên cho heo mẹ ăn mức cao với thời gian dài trước kỳ động dục, tăng mức ăn trước kỳ phối giống, thì tăng nồng độ insulin trong máu.

Ảnh hưởng của mức ăn trước kỳ động dục tới số lượng trứng rụng

Mức ănCaoThấp
Số thí nghiệm3630
FI (MJDE/ ngày)42,823,4
Số tế bào trứng rụng13,711,8

Ảnh hưởng mức ăn trước thời kỳ động đục tới số lượng tế bào trứng rụng

Số nái TN (n)Ngày ăn cao trước động dụcTế bào trứng rụng tăng
60 – 10,4
62 – 70,9
8101,6
1412 – 142,2
2213,1

Khi tiêm insulin thì tăng kích thích não, tăng tiết LH.

Tăng insulin trong máu, tăng số tế bào trứng rụng. Nhưng tăng mức ăn trong giai đoạn đầu có chửa, giảm số phôi sống.

Ảnh hưởng cửa mức ăn ở tháng chửa đầu tới tỷ lệ phôi sống

Mức ăn (kg TA/ ngày)(%) phôi sống
1,084
2,2580
3,5077

Tăng mức ăn cho heo mẹ sau khi phối đã làm giảm tỷ lệ phôi sống. Lượng ăn vào cao > 2,5kg/ngày trong 3 ngày đầu sau phối, giảm phôi sống 15%. Mức ăn cao ở giai đoạn đầu có chửa làm giảm nồng độ progesteron trong máu nên làm giảm tỷ lệ phôi sống. Đặc biệt đối với heo nái tơ, ảnh hưởng đó càng cao.

Ảnh hưởng của mức ăn giai đoạn có chửa đến khả năng ăn vào, tăng trọng của heo mẹ trong giai đoạn nuôi con

Lượng thức ăn cho heo mẹ trong GĐ chửa (kg/ngày)0,91,41,92,43,0
Tăng trọng heo mẹ GĐ chửa (kg)5,930,351,262,874,4
Khả năng ăn vào GĐ nuôi con (kg/ngày)4,34,34,43,93,4
Tăng trọng heo mẹ GĐ nuôi con (kg)6,10,9-4,4-7,6-8,5

Mức ăn ở giai đoạn chửa 10,8 Mcal ME/ ngày tuy làm tăng trọng cao, nhưng không nâng cao khả năng sinh sản so với mức ăn 5,4 Mcal ME.

Mức 6,0 Mcal ME đối với nái F1 (Y X LD) với 4 lứa đẻ, vừa cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, khả năng sinh sản của chúng.

Ảnh hưởng của VTM và khoáng mạnh hơn là của nguồn và mức protein, nên dùng rau xanh trong khẩu phân hàng ngày cho heo nái chửa là cần thiết.

Sự tiếp xúc của heo nái với heo dực trưởng thành trước kỳ phôi: hàng ngày nếu đem đực giống vào chuồng heo nái ở tuổi 165 – 190 ngày, sẽ làm tăng hoạt động sinh dục của heo nái. Cho đực giống ở các độ tuổi khác nhau tiếp xúc 30 phút/ngày với nái hậu bị ở độ tuối 164 ngày.

Tuổi đực giống tiếp xúc đến thành thục về tinh của heo nái

Lô thí nghiệmK.c của đực đầu tiên tiếp xúc đến động dục (ngày)Tuổi TT của heo nái (ngày)
Không dùng đực203
Đực 6.5 tháng tuỏi42206
Đực 11 tháng.18182
Đực 24 tháng19182

Như vậy chỉ cỏ heo đực ở tuổi thành thục về tính tiếp xúc với heo nái mới có tác dụng làm cho heo nái hậu bị sớm thành thục về tính hơn.

Thời tiết khí hậu: Nhiệt độ cao (32 – 39 °C) trong giai đoạn dầu có chửa, đặc biệt trong 24 h đầu có thể tăng tỷ lệ phôi chết

Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến tỷ lệ chết của heo con

Nhiệt độ (°C)Pss (g)GĐ (0-60 h)GĐ (0-120h)
P(g)% chếtP(g)% chết
111,4271662362142
181,31425607100
281,0283281155411

Những nhân tố ảnh hưởng tới trọng lượng sơ sinh của heo con.

Giữa trọng lượng sơ sinh và sức sống heo con có liên quan rất chặt chẽ biểu thị theo công thức: Tỷ lệ sống (%) = 75 X w0,8 ; Tăng trọng (g/ngày) từ sơ sinh tới 90 kg = 550 X w0,3

Giống: Các giống heo ngoại Pss = 1,2 – 1,5kg/con; Ỉ, MC: 0,4 – 0,6kg/con. Đây

là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất tới trọng lượng sơ sinh của heo con.

+ Cá thể: Nếu con mẹ có tầm vóc lớn thì Pss cũng sẽ lớn hơn.

+ Tuổi: Pss heo con tăng từ lứa 1 – 3, sau đó ổn định và giảm dần từ lứa 7-8.

+ Số con đẻ ra/lứa: Giữa số con đẻ ra/lứa và Pss của heo con tương quan âm.

Heo mẹ đẻ với số con vừa phải (11- 12con/lứa) là lý tưởng nhất.

Ảnh hưởng số con đẻ ra/lứa tới tỷ lệ con nhỏ trong đàn

Số con/ổPss (kg/con)% heo con < 0,8kg
2 – 71,538,7
8 – 131,3729,2
14- 171,2866,7

Số con đẻ/lứa càng cao, trọng lượng sơ sinh càng giảm, số heo con nhỏ dưới mức trung bình càng tăng.

Ảnh hưởng của vị trí phôi ở tử cung tởi trọng lượng của chúng

Vi tríThời điểm 70 ngày (g)Thời điểm 110 ngày (g)
Phôi trên1781271
Phôi giữa140967
Phôi ở dưới1721132

Như vậy, phôi định vị ở đoạn giữa của tử cung có trọng heog nhỏ hơn so với phôi định vị ở đoạn dưới hoặc ở trên. Cơ chế giải thích vẫn chưa được sáng tỏ.

+ Dinh dưỡng: Tăng thêm lượng thức ăn 1,36 kg trong 23 ngày chửa cuối, trọng lượng heo con tăng 40g và trọng lượng 21 ngày tăng 170g.

Nguồn: cây trồng vật nuôi

Đăng nhận xét

0 Nhận xét