Đệm lót trong úm heo
Tất cả các kiểu chuồng úm heo trên ta nên chú ý tới chất liệu lót nền, hiện nay chất liệu đang được sử dụng rộng rãi là gỗ được ghép thành ván. Trong thời gian gần đây trên thị trường đã có tấm lót bằng sợi polyner khá thuận tiện và cho hiệu quả cao.
Việc dùng tấm lót hay ván gỗ giúp lồng úm giữ nhiệt tốt hơn ngoài ra còn hạn chế hiện tượng tiêu chảy do heo nằm tiếp xúc trực tiếp với nền.
Giữ thông thoáng chuồng trong úm heo mùa đông
- Đối với chuồng nuôi ngoài dân việc giữ chuồng thông thoáng thường ít cần chú ý tới, nhưng việc chắn gió vào mùa lạnh lại rất cần thiết. Với kiểu chuồng nuôi này ta cần bố trí chuồng úm bên trong bạt chắn gió và nên thiết kế ô úm kín gió.
- Đối với chuồng kín việc đảm bảo nhiệt cho heo con trong giai đoạn úm là cần thiết tuy nhiên để đảm bảo việc úm heo hiệu quả ta cần chú ý tới quá trình thông gió trong chuồng nuôi.với mùa nóng việc cân bằng nhiệt độ ô úm và nhiệt độ chuồng nuôi, tốc độ gió trong chuồng nuôi cũng cần được chú ý.
Chế độ ăn
- Cho heo ăn theo từng ô một để quan sát từng cá thể heo. chế độ ăn ít một và chia thành nhiều bữa, bổ sung kháng sinh, điện giải trong 7 ngày đầu khi mới nhập chuồng
Tách lọc chăm sóc heo
- Tách heo theo lô heo to đầu chuồng, heo càng bé hoặc có vấn đề cho lần lượt xuống cuối chuồng để có chế độ chăm sóc riêng
- Đối với heo bị tiêu chảy cho ăn 4 bữa 1 ngày. cho ăn cán cháo vào máng ăn bổ sung, sau khi ăn xong phải tiến hành rửa máng và phơi khô. bổ sung cám khô ít khi cho ăn bữa cuối cùng.
- Đối với những heo chưa biết ăn tách lọc ra một ô Tách ra ô riêng không cùng ô heo có vấn đề. tiến hành pha cám cháo, bón cho những heo chưa biết vào máng. khi heo con đã biết vào máng ăn thì giảm dần lượng cám cháo, tăng lượng cám khô đổ vào máng ăn chính. sau khi tất cả heo con đã ăn tốt cám khô thì dừng pha cám cháo.
- Theo dõi chặt chẽ đàn heo hàng ngày phát hiện sớm các cá thể bị bệnh tiến hành điều trị khịp thời
0 Nhận xét